Cua biển là một trong những hải sản có giá trị cao trong thực phẩm và y học. Thành phần dinh dưỡng trong cua biển rất phong phú, hàm lượng protein cao hơn nhiều so với thịt heo hay cá. Ngoài ra, canxi, phospho, sắt và các vitamin A, B1, B2, C… cũng ở mức cao. Cua biển còn chứa một lượng lớn calcium, magnesium và axit béo omega-3 rất tốt cho tim mạch. Ít người biết rằng, các món ăn từ cua bể là liều tăng lực rất tốt, giúp quý ông duy trì phong độ và không gây tác dụng phụ. Sau đây là một số món ăn từ cua biển bổ thận tráng dương, chữa chứng liệt dương.
Cua rang me: me chín 100g, cua 10 con, bột năng (bột đao) 20g, gia vị, tiêu hạt, tỏi, rau thơm đủ dùng. Cua làm sạch, để ráo nước ướp gia vị, hạt tiêu, tỏi băm nhỏ khoảng 30 phút rồi rán chín. Me cho nước vào bỏ hột gạn lấy khoảng nửa bát nước (bát ăn cơm), pha cùng với bột năng đã hòa với nước lạnh, nêm chua ngọt, sau đó đổ hỗn hợp nước trên vào cua đã rang chín, đun nóng lên là dùng được.
Cua nướng: thịt cua 200g, thịt lợn nạc 100g, trứng gà (vịt) 2 quả, mỡ lợn, hành, gia vị đủ dùng. Xay nhuyễn thịt cua cùng với thịt nạc sau đó trộn với trứng, hành, gia vị rồi đem nướng khoảng 20 phút là chín. Món này ăn cùng rau sống sẽ ngon hơn.
Súp cua ngô non: thịt cua 200g, ngô non tươi 100g, xương lợn 500g, hành tây, gia vị nước đủ dùng. Hầm xương lợn khoảng 1 giờ trên bếp, vặn nhỏ lửa, hớt bọt. Sau đó hòa bột năng vào thành nước sền sệt rồi cho thịt cua, ngô non đã bào nhỏ vào đun đến khi ngô chín, nêm gia vị vào là dùng được.
Cua xào miến: miến 300g, thịt cua 300g, tôm tươi 300g, hạt tiêu, gia vị, hành, tỏi đủ dùng. Miến ngâm trong nước ấm khoảng 10 phút. Vớt ra để ráo nước. Tôm hấp hoặc rang chín, bóc vỏ. Cách làm: cho chảo nóng, đổ dầu phi thơm tỏi rồi cho cả tôm, cua vào xào chín tới, nhắc xuống. Miến xào chín, đổ các thứ trên vào trộn đều, ăn khi còn nóng.
Ngoài ra, cua biển còn thích hợp với các đấng mày râu mập phì, mỡ máu cao, tăng huyết áp (can hỏa vượng), đái tháo đường.
Thịt cua biển nấu măng tây: dùng măng tây ít lạnh (theo Đông y) và ít độc vì hàm lượng acid cyanhidric (HCN) thấp hơn nên an toàn hơn.
Thịt cua biển nấu với rong biển, sinh địa (hoặc thục địa): Có thể thêm mạch môn, táo tàu. Nấu với ít nước (vì nước ở cua sẽ ra thêm). Người yếu uống nước hoặc ăn cả cái và thịt cua.
Thịt cua biển nấu với sâm bố chính, hoài sơn (khoai mài): dùng tốt cho trường hợp kém ăn, hấp thụ kém, ho nóng.
BS. Phó Thuần Hương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét